Danh Sách 10 Món Ngon Tại Bình Định Không Nên Bỏ Qua
Được biết đến như một món ăn làm quà mỗi lần ghé chân Bình Định, bánh ít lá gai tuy dẻo nhưng khi ăn không hề bị dính răng - Bánh canh chả cá, chình mun Châu Trúc, bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi cháo lòng… là những đặc sản nổi tiếng của miền đất võ
Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai cũng là một món ngon mà bạn không thể bỏ lỡ khi có dịp ghé miền đất này. Bánh được làm từ nguyên liệu chính là bột nếp và lá gai. Bột nếp trắng khi được hòa màu cũng lá gai sẽ có màu rất lạ và mang lại hương vị đặc trưng cho bánh. Nhân bánh thường là nhân đậu xanh hoặc nhân dừa nấu ngọt vừa phải, khi ăn rất vừa miệng, khó quên. Miếng bánh vừa dẻo, vừa mềm, nhân lại vừa miệng nên nó làm vừa lòng người ăn ngay cả với người kén ăn. Mua bánh về làm quà cũng là một trong những điều khiến du khách ưa thích.
Bạn có thể mua bánh này tại các cửa hàng như: Cửa hàng 138 Chương Dương (đối diện cổng bến xe TT Quy Nhơn); 489 An Dương Vương, Tp Quy Nhơn;...
Mắm nhum Mỹ An
Con nhum (hay còn gọi là cầu gai, nhím biển), là một trong những thực phẩm ngon và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Nhum có nhiều loại nhưng loại để làm nên loại mắm thương hiệu này là nhum ta màu đen. Nhum đưa về được rửa sạch, cắt sơ những chiếc gai nhọn xung quanh rồi khoét một lỗ ngay trên miệng nhum, khéo léo khều lấy thịt chúng cho vào trong chum sành, rắc một ít muối hạt lên, đem vùi vào tro bếp hoặc phơi nắng từ 10-15 ngày là dùng được. Mắm nhum chín, nhuyễn tan, sền sệt, màu đỏ đục, thơm nức.
Tuy nhiên mắm nhum không phổ biến mấy nên dù có tiền cũng khó có thể mua được vì không biết nơi bán, mà người có cũng chỉ dành để đãi khách quý hoặc tặng cho người thân. Vậy nên nếu đến Bình Định và được thưởng thức món mắm này thì bạn qua là một người cực kì may mắn đấy.
Nem chợ Huyện
Nem chợ Huyện không ngọt, không bở mà có vị dai dai, sần sật, chua giòn khó quên. Nem tươi vốn đã ngon nếu được đem nướng với than, ăn kèm với bánh tráng, rau sống, dưa leo,... chấm với nước mắm hoặc xì dầu tỏi ớt thì quả là một món ngon khó có thể cưỡng lại. Nem chợ Huyện là cái vị của đồng quê, vị của những điều đơn giản, nhẹ nhàng nhưng vẫn đậm vị quê hương. Ăn nem chợ Huyện 1 lần sẽ chẳng thể quên nổi cái hương vị nồng đượm của nó.
Một số quán ăn nổi tiếng về nem là: Quán Bốn Lai (Thôn Hanh Quang, Xã Phước Lộc, Huyện Tuy Phước, Bình Định); Quán nem nướng Lợi (113 Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn, Bình Định); Quán Bà Tám (444 Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn, Bình Định);...
Bún chả cá Quy Nhơn
Bún chả cá là món ăn quen thuộc của nhiều địa phương ở nước ta. Tuy nhiên, bún chả cá Quy Nhơn lại là một đặc sản nức tiếng xứ Bình Định và tạo được ấn tượng mạnh với du khách gần xa bởi hương vị đậm đà khó quên của nó. Phần chả cá được làm từ thịt của những con cá thu tươi ngon loại 1, được quết thành bánh chả láng mịn, mùi thơm đặc trưng, kích thước vừa phải. Chả cá được nấu cùng với nước lèo chế biến từ đầu cá thu nên nước rất ngọt và trong.
Địa chỉ tham khảo: Bún cá Phượng Tèo (211 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn); Bún cá Ngọc Liên (379 A-B Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, gần bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định);...
Bánh hỏi Diêu Trì
Bánh hỏi cũng là một trong những món ăn vừa nổi tiếng vừa phổ biến của Bình Định, tuy nhiên nơi ngon nhất của món ăn này chính là ở Diêu Trì (Tuy Phước). Bánh được làm từ bột gạo nguyên chất nên vẫn giữ được hương vị đồng quê, được rắc thêm một lớp lá hẹ băm nhỏ và hành phi tạo nên vị đặc trưng cho món bánh. Bánh hỏi thường được ăn kèm với thịt heo quay hoặc nướng thì đúng là ngon không gì bằng. Nếu bạn vào 1 quán ở Diêu Trì, thường thì khi gọi bánh hỏi bạn sẽ được thưởng thức thêm cháo và lòng heo. Cháo được nấu loãng từ thịt nạc băm và huyết. Cùng với cháo là dĩa lòng heo với dồi, tim, gan,... Những thứ này khi ăn kèm với bánh hỏi sẽ khiến cho vị bánh béo hơn, thơm ngon hơn cách ăn bình thường đấy.
Một số quán bánh hỏi lòng heo nổi tiếng là: Quán Mẫn (76A Trần Phú, Tp. Quy Nhơn); Quán Cô Năm (41 Nguyễn Chánh, Tp. Quy Nhơn); Quán cháo lòng Khách sạn Hồng Linh (242 Lạc Long Quân, Tp. Quy Nhơn);...
Cua Huỳnh Đế
Cua Huỳnh Đế là loại cua đặc sản của vùng biển Tam Quan và Đề Gi của Bình Định. Cua có vỏ dày và cứng, màu vàng rực, li ti gai nhọn xuôi theo thân, chân và càng to, cạnh sắc khác hẳn với các loại cua khác. Thịt cua trắng, dày và đặc biệt rất ngọt và thơm. Có nhiều cách chế biến cua như hấp, nướng, nấu lẩu,... Đặc biệt, người dân có cách chế biến rất độc đáo đó là um mặn ăn với cơm hoặc cháo, rất ngon.
Cua có bộ áo giáp dày và cứng có màu vàng rực như hoàng bào hay chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao. Khác với cua thường, mỗi con cua Hoàng Đế chỉ có 6 chân và 2 càng. Thịt cua Huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng, thớ thịt cua săn chắc, trắng muốt và độ đạm cao. Người ta cũng đã phát hiện Cua hoàng đế màu xanh ở Mỹ có kích thước tương đương những con cua hoàng đế đỏ khác, nhưng nổi bật nhờ màu tím xanh như màu hoa oải hương.
Một số địa chỉ thưởng thức cua huỳnh đến ngon nhất: Hải sản Hoàng Thao ở Eo Gió thôn Lý Lương, nhà hàng 114 Xuân Diệu, hải sản Hải Sỹ 35B Nguyễn Huệ, quán ghẹ 23 Võ Đình Tú,....
Bánh xèo Mỹ Cang
Bánh xèo là thức quà rất phổ biến tại miền đất võ, nó tương tự như bánh khoái của Huế nhưng lại có vị rất đặc trưng. Bánh xèo Mỹ Cang ngon là nhờ những thành phần của bánh đều là những đặc sản của địa phương: Gạo được xay từ loại lúa ở cánh đồng khu Đông; tôm là loại tôm đất ở vùng đầm nước lợ Thị Nại; nước chấm được pha từ nước mắm nguyên chất;... Bánh xèo khi chín có màu vàng ươm, dậy mùi thơm của bột, mùi của nhân tôm,... Bánh xèo thường được ăn kèm với bánh tráng gạo, rau sống, dưa leo, xoài xắt lát chấm với chén nước mắm chua ngọt đậm đà hương vị khiến cho người ăn nhớ mãi không quên.
Địa chỉ tham khảo: Quán bánh xèo Cô Năm ( nổi tiếng nhất Bình Định về Bánh xèo tôm nhảy, ở đầu cầu Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định);...
Bún song thằn
Có lẽ đây là loại bún có tên rất lạ đối với các bạn đúng không? Sở dĩ bún có tên là song thằn là do khi làm bú, người ta bắt dây bún từng đôi một. Bún rất nổi tiếng vì hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cực kì cao. Bún không phải được làm từ gạo thông thường mà nó được làm từ đậu xanh nguyên chất, cách làm lại rất công phu nên giá thành kha cao. Đậu xanh đem phơi khô, ngâm nước lạnh độ một ngày một đêm cho đậu nở đều rồi mới đem đi xay, sau đó làm thành bún, bún được đem đi phơi khô và đóng gói rất cẩn thận. Trung bình 5kg đậu chỉ làm được 1kg bún. Nó thường được nấu với lòng gà, xương,...
Bạn có thể mua bún song thằn của các thương hiệu nổi tiếng như: Hưng Đắt, Hương Huệ và Phúc Lộc và lò bún Phước Hải Sanh,... đặc biệt là thương hiệu bún song thằn gia truyền Lý Thị Hương.
Rượu Bàu Đá
Với những người sành về ăn uống không thể nào bỏ qua món rượu này. Rượu Bàu Đá có nồng độ rất cao, tới hơn 50 độ, uống vào rất nhanh say nhưng sau say thì lại không bị đau đầu hay mệt lâu. NGuyên nhân là do cách chế biến rượu rất công phu và chất lượng. Gạo để nấu rượu phải được tuyển chọn kĩ lưỡng, không hư và phải là loại gạo ngon. Nguồn nước nấu rượu cũng được kiểm tra rất kĩ, bên cạnh đó men, dụng cụ nấu, dụng cụ chưng cất cũng rất đặc biệt. Nấu rượu phải nấu bằng nồi nhôm, nắp đậy bằng đất nung, rượu được cất trong ống tre, ngày nay để tiện dụng thì sẽ đóng chai thủy tinh, bình đất, quả hồ lô,...
Với loại rượu này, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng có thương hiệu uy tín để tránh mua phải hàng giả, nếu có cơ hội, bạn nên đến xóm Bầu Đá (Nhơn Lộc - An Nhơn) để mua vì đây là nơi đã phát minh ra và là nơi nấu rượu ngon nức tiếng Bình Định.
Bánh tráng dừa
Bánh tráng dừa là một đặc sản được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn mua về làm quà mỗi khi có dịp ghé Bình Định. Bánh rất dày và to. Nó được làm từ bột gạo thông thường trộn với nước cốt dừa, trên có rắc mè và gừng khiến bánh có mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn kể cả lúc chưa nướng và lúc đã nướng rồi. Loại bánh này có điều đặc biệt là chỉ ăn riêng một mình chứ không ăn kèm với các món khác như các loại bánh tráng thông thường.
Bạn sẽ dễ dàng mua được loại bánh này tại các cửa hàng tạp hóa khắp nơi trên vùng đất võ.