List 4 Địa Chỉ Cho Thuê Trang Phục Biểu Diễn Giá Rẻ Ở Bình Định

Trước năm 1992, ở Quy Nhơn chỉ có duy nhất một cửa hàng cho thuê trang phục biểu diễn văn nghệ của vợ chồng nghệ sĩ Hoàng Việt - Lệ Quyên. Nay, thành phố có khoảng 20 địa chỉ cung cấp dịch vụ này.

Trang phục biểu diễn Minh Hoa

           Trang phục biểu diễn Minh Hoa cũng là một địa chỉ uy tín tại Bình Định chuyên cung cấp, cho thuê tất cả các loại trang phục biểu diễn, đạo cụ theo yêu cầu của khách hàng. Với các mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý cũng phong cách phục vụ rất nhiệt tình, đảm bảo Minh Hoa sẽ làm bạn hài lòng.


Một số loại trang phục biểu diễn được cho thuê:

  • Áo dài nữ, nam truyền thống, cách tân
  • Bà ba nam, nữ các loại (đủ màu sắc)
  • Yếm váy, váy múa
  • Đồ nhảy hiện đại, đồ nhảy cổ động, bông cổ vũ
  • Trang phục hóa trang: Ông già Noel, các con vật,.....


Mọi chi tiết xin liên hệ:

Địa chỉ: 11/6 Võ Văn Dũng - TP. Quy Nhơn - Bình Định

Điện thoại: 0978 903 967

Trang phục biểu diễn Minh Hoa
Trang phục biểu diễn Minh Hoa

Trang phục biểu diễn Việt Quyên

           Cửa hàng đầu tiên mà Toplist muốn giới thiệu đến cho các bạn là Cửa hàng trang phục biểu diễn Việt Quyên. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp trang phục biểu diễn đầu tiên ở Quy Nhơn, Bình Định. Kể từ khi thành lập đến nay, nơi đây luôn được nhiều khách hàng tìm đến bởi sự đa dạng phong phú ở các sản phẩm cùng với chất lượng đẹp và thay đổi liên tục cho phù hợp với xu hướng.


Tại Việt Quyên , bạn sẽ dễ dàng tìm được cho mình những bộ trang phục biểu diễn phù hợp với các chương trình văn nghệ của tập thể, câu lạc bộ,... bao gồm đầy đủ các loại trang phục từ hiện đại đến truyền thống, từ các trang phục dân tộc đến trang phục nước ngoài và vô số các đạo cụ biểu diễn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu cả về chất lượng lẫn số lượng.


Đặc biệt, cửa hàng được biết đến là "lò sản xuất" trang phục biểu diễn tại gia, khách hàng hoàn toàn có thể đến để may trang phục theo yêu cầu của mình. Với tay nghề cao đầy kinh nghiệm của những thợ may cũng như sử dụng công nghệ in ấn và thêu, cửa hàng sẽ cho ra bất cứ sản phẩm nào liên quan đến biểu diễn mà bạn cần.


Mọi chi tiết xin liên hệ:


Địa chỉ: 608 Nguyễn Thái Học - TP. Quy Nhơn - Bịnh Định

Điện thoại: 0905. 110379  - 0914. 468708

Trang phục biểu diễn Việt Quyên
Trang phục biểu diễn Việt Quyên

Trang phục biểu diễn Hoa Lý

           Trang phục biểu diễn Hoa Lý cũng là một địa chỉ chuyên cho thuê trang phục biểu diễn văn nghệ, sân khấu. Toàn bộ trang phục, đạo cụ ở đây đều mới và đẹp, đa dạng về mẫu mã, màu sắc lẫn kích thước phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng.


Một số loại trang phục biểu diễn được cho thuê:

  • Trang phục ba miền: bà ba, áo dài the, tứ thân
  • Áo dài truyền thống, cách tân cho cả nam và nữ
  • Trang phục cung đình, cổ trang
  • Trang phục dân tộc
  • Đầm, váy, yếm, múa hiện đại: yếm đào, váy đụp, đầm múa quạt,...
  • Trang phục truyền thống các nước
  • Trang phục biểu diễn cho trẻ em


Mọi chi tiết xin liên hệ:


Địa chỉ:
24 Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại:
0986 623 423

Trang phục biểu diễn Hoa Lý
Trang phục biểu diễn Hoa Lý
Trang phục biểu diễn Hoa Lý
Trang phục biểu diễn Hoa Lý

Trang phục - đạo cụ múa Lộc Việt

           Không nằm ngoài danh sách này, Trang phục - đạo cụ múa Lộc Việt cũng được đánh giá là dịch vụ cho thuê trang phục và đạo cụ biểu diễn uy tín tại Bình Định hiện nay.


Khi lựa chọn trang phục tại Lộc Việt chắc chắn là sẽ làm bạn hài lòng bởi sự đa dạng gần như có đầy đủ các trang phục biểu diễn từ xưa đến nay. Những loại trang phục chính có mặt tại đây như trang phục cổ trang, trang phục truyền thống các nước, áo dài, trang phục múa các loại,.. Bên cạnh đó, Lộc Việt còn cung cấp đa dạng đạo cụ liên quan đến các tiết mục biểu diễn.  Bạn sẽ cực kì hài lòng về chất lượng các sản phẩm được thuê tại đây


Mọi chi tiết xin liên hệ:


Địa chỉ:
278/6 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại:
0935 253 558

Trang phục - đạo cụ múa Lộc Việt
Trang phục - đạo cụ múa Lộc Việt

“Cái thời xa xưa ấy, khi múa một bài dân ca quan họ, trang phục đi kèm là áo tứ thân và nón quai thao, để biến tấu ra bộ đồ tứ thân, diễn viên quần chúng phải mặc 2 chiếc áo dài với 2 màu khác nhau, tà áo trước cột sau thả, lấy khăn vải trải bàn quây lại thành váy, lấy mẹt tre làm nón quai thao. Ngày nay, trang phục văn nghệ - Đông, Tây kim cổ kiểu nào cũng có; mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu… phong phú vô cùng” - lời kể hóm hỉnh của biên đạo múa Hoàng Việt vừa cụ thể, sinh động vừa khái quát được “bức tranh” dịch vụ cho thuê trang phục biểu diễn văn nghệ ở Quy Nhơn với bao điều thú vị…

Từ nhu cầu của đời sống văn nghệ

Những bộ trang phục văn nghệ đầu tiên của cửa hàng Việt Quyên (608 Nguyễn Thái Học) ra đời là để phục vụ cho chính những tiết mục múa mà biên đạo Hoàng Việt dàn dựng. Ông chủ cửa hàng này kể: “Khoảng trước năm 1992, Quy Nhơn chưa có một điểm cho thuê trang phục văn nghệ nào. Trang phục văn nghệ cũng chính là trang phục thông thường như quần tây - áo sơ mi, áo dài, áo bà ba hoặc biến tấu, chắp vá đủ kiểu, vừa không phù hợp với nội dung tiết mục vừa kém thẩm mỹ. Dựng một bài múa tâm đắc mà không có trang phục phù hợp để biểu diễn, tức vô cùng. Được bà xã thông cảm, ủng hộ và là phụ tá đắc lực, tôi cứ dựng bài múa nào là vợ chồng lại lên mẫu, mua vải về may ngay bộ trang phục ấy để có biểu diễn”.

“Vốn liếng” phục trang văn nghệ ngày một nhiều, đa dạng, bền đẹp hơn lên theo chặng đường làm văn nghệ của ông chủ cửa hàng. Không lâu sau đó, giới văn nghệ cả tỉnh biết đến “lò sản xuất” trang phục văn nghệ tại gia này và họ tìm đến để thuê. Những bộ trang phục văn nghệ ấy được quay vòng nhiều hơn, để phục vụ cho đời sống văn nghệ trong tỉnh. Có cầu có cung, vợ chồng Việt - Quyên mua sắm, may mới thêm nhiều trang phục để vừa dùng vừa cho thuê, năm 1992 chính thức “khai sinh” ra cửa hàng cho thuê trang phục Việt Quyên, duy trì đến giờ.

Nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường và đời sống văn nghệ, cửa hàng cho thuê trang phục văn nghệ Minh Hoa (11/6 Võ Văn Dũng) của chị Võ Thị Minh Hoa là cửa hàng cho thuê trang phục văn nghệ thứ 2 ở Quy Nhơn, ra đời sau cửa hàng Việt Quyên chừng 1-2 năm. Là một diễn viên múa phong trào khá nổi ở Quảng Ngãi, khi chuyển về Bình Định tiếp tục công tác trong ngành Y, chị Hoa quyết định mở một cửa hàng cho thuê trang phục văn nghệ, vừa đỡ nhớ không khí văn nghệ vừa thêm thu nhập cho gia đình.

“Mới đầu, mình chỉ định duy trì cửa hàng nho nhỏ, vì vốn liếng ít, bận việc ở bệnh viện, con cái nhỏ, song nhiều lúc gặp cảnh các cháu học sinh, sinh viên đến thuê các trang phục, đạo cụ hơi độc một chút, không có đồ chúng cần, có đứa khóc ngay cửa. Vậy là mình an ủi tụi nó, nói để cô cố gắng may gấp cho”, chị Hoa nói.  

Cũng xuất thân là diễn viên múa, dần dần cứng nghề tiến lên kiêm dàn dựng, cửa hàng cho thuê trang phục văn nghệ của chị Đỗ Thị Kim Tiễn (ở hẻm 15A, Thanh Niên) ra đời như một yêu cầu tất yếu cho công việc. Cửa hàng mới mở 3 năm nay, trang phục đa phần mới, chất liệu tốt, được chăm chút về kiểu dáng, hoa văn họa tiết nên giá cho thuê cũng nhỉnh hơn.

Kim Tiễn cho biết: “Điểm riêng của cửa hàng mình là giới thiệu và chọn trang phục trước hết qua catalogue. Những mẫu trang phục mới đều được các diễn viên múa dáng chuẩn mặc mẫu rồi chụp ảnh, cập nhật vào catalogue để khách hàng dễ lựa chọn. Mỗi mẫu trang phục trung bình 12 bộ, mình chia đều may theo 3 size S, M, L phù hợp cho từng hình thể người mặc, để có thể vừa vặn, gợi cảm”.

Và đam mê…

Những “cựu trào” gắn bó với trang phục văn nghệ một chặng đường dài gần 20 năm như Hoàng Việt, Minh Hoa… đều nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ này. Phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển, chuyên nghiệp hơn, kéo theo thị trường phục trang cũng muôn màu muôn vẻ.

Trang phục văn nghệ ngày nay không “sến” và sặc sỡ như trước mà ngày một sang hơn, đẹp hơn từ chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã đến hoa văn, họa tiết. “Đến giờ, chúng tôi vẫn còn giữ những bộ trang phục đầu tiên may được, cũng như những mẫu trang phục ở các giai đoạn sau này, để kỷ niệm văn nghệ một giai đoạn từ đơn sơ, khốn khó đến đa dạng, phong phú như bây giờ. Đặc biệt là những mẫu trang phục văn nghệ mang bản sắc văn hóa Bình Định như trang phục võ, tuồng, Chăm. Tôi chỉ mong sao, trang phục văn nghệ dù có cách tân, hiện đại đến đâu vẫn phải phù hợp với giai đoạn lịch sử và giữ được nét đẹp truyền thống”, Hoàng Việt tâm sự.

Chính chị Hoa cũng không nghĩ mình sẽ gắn bó lâu với nghề này đến vậy, dù kinh tế gia đình nay đã dễ thở hơn. Mỗi năm, vào mùa văn nghệ, không chỉ chị mà người mẹ ruột hơn 70 tuổi vẫn mang kính lão, cần mẫn khâu vá, kết cườm, đính kim tuyến lên trang phục hộ con gái. Chồng và hai cô con gái cũng phụ một tay. Cả gia đình cần mẫn bên bàn máy may. Bận rộn giặt ủi, phơi phóng, sắp xếp, phân loại…

“Mỗi khi có dịp đi tham quan, du lịch ở đâu, tôi cũng tìm đến các chợ, khu phố bán vải, trang phục văn nghệ, phụ kiện may mặc. Cứ loại vải nào lạ, kiểu nào đẹp lại mua về làm mẫu. Khi xem chương trình văn nghệ lớn, mình lại dán mắt vào những bộ trang phục để học hỏi. Như bị nghiện vậy. Nay 52 tuổi rồi, có lẽ tôi sẽ còn gắn bó với thế giới phục trang văn nghệ đến khi nào mắt mờ mới thôi. Nếu hai cô con gái yêu và nối nghề mẹ thì càng hạnh phúc”, chị Hoa chia sẻ.